Viết cho lần đầu leo núi Bà Đen
Còn nhớ lần đầu tiên tôi đi núi Bà Đen. Do nhóm bạn ban đầu rủ rê rơi rụng dần, cuối cùng chỉ còn có bốn mạng, một nữ và ba nam, chúng tôi quyết định tăng độ khó cung đường lên 4, là cung Ma Thiên Lãnh. Ai đã từng tìm hiểu chắc cũng biết được rằng dân du lịch bụi, dân phượt truyền tai nhau 5 cung đường leo núi với 5 độ khó khác nhau. Không biết vì lý do gì cả bọn không hề quan tâm đến độ khó mà chuyển đổi từ "độ khó" sang "độ dễ" và chê các cung đường khác... dễ, không thèm đi.
Lịch trình là chúng tôi hẹn gặp ở bến xe An Sương, đi xe tốc hành về Tây Ninh và đến núi Bà Đen, leo núi cung đường Ma Thiên Lãnh. Chúng tôi sẽ cắm trại một đêm trên đỉnh núi và hôm sau sẽ đi bộ xuống đường ống nước.
Khâu chuẩn bị hoàn toàn chu đáo, dù "plan gấp" chỉ hai ngày. Chuẩn bị gì thì mời xem tiếp sẽ rõ.
Hẹn nhau sáu ba mươi ở bến xe nhưng "kẹt xe Sài Gòn" làm mọi người trễ hẳn một tiếng. Đến đây, tự nhiên nhớ lại vấn nạn giờ dây thun của giới trẻ Việt Nam. Có cả trăm ngàn lý do để "xài dây thun" nhưng trên hết thảy vẫn là tính sai thời gian, và nghĩ người khác cũng "xài dây thun"! Bắt chuyến xe tốc hành về Tây Ninh, những câu chuyện rôm rả của nhóm bạn lâu ngày tụ họp còn đương dở thì xe đã đến trạm. Một chị chung xe tiết lộ với chúng tôi rằng tài xế đã ngủ gật và đã có nhiều pha nguy hiểm nhân lúc y đi xuống rửa mặt. Chúng tôi lè lưỡi vì cứ nghĩ y chạy đúng chất "tốc hành".
Xe trung chuyển chỉ đưa đón khách đến khu vực leo núi đi chùa Bà, chúng tôi phải đi taxi đến Ma Thiên Lãnh, nơi lọt thỏm giữa quần thể ba ngọn núi. Có vài đoàn du khách đang ở Ma Thiên Lãnh. Một nhóm trong số đó có mang lều theo như chúng tôi. Họ ngồi dưới tán cây như đang đợi ai. Vài người có ánh mắt đăm chiêu, nhìn về nơi hơi xa xâm như đang nghĩ ngợi điều gì lung lắm.
Tôi từng nghĩ rằng núi Bà Đen nhỏ xíu, nếu leo nhanh thì không tốn quá nhiều thời gian như các trang mạng hay diễn đàn phượt chia sẻ. Hay việc đi lạc trên núi như cái nhóm sinh viên kia cũng chỉ là điều hy hữu. Tôi đã nhầm. Một loạt những sự kiện xảy ra phía sau giúp tôi thấm thía rằng kinh nghiệm của người khác chia sẻ quý báu biết bao.
Lúc đó khoảng hơn mười giờ, tôi còn nhớ rõ vì khi tôi đề xuất ăn trưa rồi mới xuất phát thì mọi người bảo không ăn còn sớm. Chúng tôi sắp xếp hành lý, mỗi người cõng một ba-lô và xách hai túi ny-lon đồ đạc. Một bác người địa phương nhìn chúng tôi bảo nên mang hết lên vai thì mới rảnh tay leo núi. Chúng tôi chống chế, bác quả quyết: "Môt chút đi sẽ biết". Mớ đồ xách lỉnh kỉnh, ba-lô ai cũng đã đầy ấp nên việc mang hết lên vai là điều không tưởng. Sắp xếp hành lý trước mỗi chuyến hành trình chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn muốn mọi thứ phải thật gọn nhưng không thể biết trước món nào sẽ dùng và món nào sẽ trở thành gánh nặng. Việc tưởng tượng ra các hoàn cảnh sử dụng chỉ góp phần thúc đẩy ý nghĩ "sẽ có lúc cần dùng đến" và việc quyết định mang đi những thứ chưa-thật-cần-thiết là điều tất nhiên. Thành ra dù chỉ bốn người nhưng nhóm mang theo lều sáu người, lều hai người, hai chiếu lớn, mười lít nước lọc gồm nhiều chai lít rưỡi và chai nhỏ, hai lít nước hoa quả, một lít sữa, cơm nắm, muối mè, con gà luộc, trứng luộc, rau xà lách, mì gói, trái cây và đủ thứ bánh kẹo. Mỗi người còn đem theo quần áo, những vật dụng cá nhân, áo ấm, áo khoác, vài thứ chưa-thật-cần-thiết như sữa rửa mặt, body spray, đồ bơi, mền, ly thủy tinh. Nói thêm là chỉ mình tôi mang ly thủy tinh vì tôi thích cảm giác sang chảnh khi cầm trên tay cốc cà phê nóng giữa không khí lạnh lẽo hoang vu mà mình tưởng tượng ra trên đỉnh núi, một thú vui tao nhã. :)
Tít trên đỉnh núi có một trạm thu phát sóng nhưng chất lượng sóng di động rất chập chờn, 3G bị giảm chất lượng dịch vụ thành GPRS, GPS không có wifi hay 3G phụ trợ thì còn phải nói, cực kỳ chậm. Phải gần mười phút tôi mới bắt được tín hiệu đầu tiên. Tôi đã nghĩ rằng dựa vào GPS và bản đồ thì có thể nhắm hướng đỉnh núi mà đi, không sợ lạc đường. Thực tế, cách này chỉ áp dụng với những cung đường dễ đi còn với cung có độ khó như Ma Thiên Lãnh thì hầu như chẳng giúp gì. Dựa vào hướng trên bản đồ, chúng tôi bắt đầu leo núi. Mặc dù xách nặng nhưng tâm trí ai cũng phấn khởi, nói cười rôm rả quên cả sự mệt. Trong đoàn chúng tôi, chưa ai từng leo núi Bà Đen cả. Có 2 bạn từng có kinh nghiệm leo núi Gia Lào hay còn gọi là núi Chứa Chan mà bạn nữ vẫn hay vui miệng nói đùa rằng "Chứa Chan là chán chưa, trên núi không có gì hết, leo lên rồi leo xuống". Leo núi Bà Đen không giống leo núi Gia Lào, ngay từ những bước đầu tiên, chúng tôi đã gặp những tảng đá lớn, thấy thấm ngay câu nói của bác người địa phương.
Núi toàn là đá. Đó là nhận định của chúng tôi sau khi leo độ ba mươi phút. Những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo ra vô số hang hóc vô cùng hiểm trở, cây cối như chui ra từ trong những kẹt đá, hốc đá, vặn vẹo, uốn lượn không cây nào thẳng cả. Phía bên dưới nhìn lên thấy cỏ cây và đá chen chúc nghe có vẻ nhộn nhịp và liên tiếp nhưng khi đến gần mới biết có những hố sâu, vực thẩm mà chỉ nhìn thôi cũng đủ làm nguyên đám nản chí. Đường có vẻ còn dài nhưng ba lô và tay xách quá nặng, chúng tôi nhanh chóng khát nước. Tôi đề xuất uống nước ép táo đa phần vì thèm hương vị của nó hơn là khát hay muốn giảm khối lượng vận chuyển. Lít nước hết veo và ba lô tôi lủng lẳng túi rác mới tạo.
Đi được một đoạn, ba bạn kia phát hiện có dây ny-lon đỏ buộc trên các cành cây như một loại ký hiệu dẫn đường. Mọi người bỗng yên tâm hơn và có vẻ thở phào như đã đi đúng hướng. Leo núi với ba lô trên lưng không thôi đã mệt, chúng tôi còn phải vận chuyển 2 cái lều, cái nồi, con gà và xách đồ ăn. Nhớ lại thật ám ảnh. Hôm đó mặc jeans nhé, leo núi thì leo núi, vẫn phải giữ phong cách. Mà không phải chỉ có mình tôi mặc vậy.
Trèo được một đoạn đến khu vực có lá cây chen chúc, bạn nam dẫn đường của nhóm bị ong đốt. Có nguyên một tổ ong nằm ngay dưới tán lá và trên đường đi. Nhớ lại lúc đó cả bọn thật ngu muội, cung Ma Thiên Lãnh là cung cũng nhộn nhịp, làm sao có chuyện tổ ong xuất hiện trên đường đi được. Chúng tôi đã xông khói đuổi ong. Một tai nạn nhỏ xảy ra, lửa bén qua đám lá khô và bùng lên. Lửa đang lan ra rất nhanh. Mùa tháng ba thời tiết hanh, nắng nóng làm lá trên rừng khô đét, cháy phừng phực, tưởng chừng như nếu chúng tôi không hy sinh nước uống dập lửa thì lửa sẽ nhanh chóng bén sang khu vực khác. Thật hú vía.
Giờ cũng chẳng nhớ gì nhiều giai đoạn sau đó, chỉ nhớ là đi thêm một đoạn thì không còn thấy dây buộc đỏ nữa. Đường sá thì cứ chia ba, chia bảy, chúng tôi phải cử hoa tiêu nếu hắn thấy triển vọng thì mọi người mới đi tiếp còn không thì hắn phải quay lại. Đi đã mệt, khiêng đồ rất mệt, giờ thêm vụ hoa tiêu, thật vắt sức. Cũng không nhớ rõ trưa hôm đó ăn gì, chỉ nhớ mệt và đói. Khi cơ thể mệt, đầu óc bắt đầu "làm việc" chăm chỉ hơn về sự hoảng loạn và các kịch bản tồi tệ. Có lúc đi qua tảng đá cạnh vực có một cái áo rách bươm, bao nhiêu câu chuyện được thêu dệt. Nào là nặng quá nên người ta cởi bỏ lại. Nào là tại sao lại là cái áo mà không phải đôi đép. Nào là bộ xương nằm đâu. Giờ nghĩ lại chỉ thấy buồn cười.
Leo với cái ý nghĩ về một nhóm sinh viên bị lạc đến độ phải gọi điện cứu hộ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chúng tôi. Gần ba giờ chiều mà theo định vị GPS của tôi thì đường lên đến đỉnh còn gấp hai lần sáng giờ. (Hỏi đám bạn đã đi được bao nhiêu phần trăm đoạn đường?!!). Ai cũng có vẻ đuối. Núi rừng, càng về chiều càng u ám. Leo đêm chắc chắn không phải là sự lựa chọn của bọn newbies chúng tôi. Sau cuộc hội ý ngắn, cả bọn quyết định quay lại. Hành trình cũng gian truân, vất vả chứ không sung sướng gì, bọn ong khi nãy cũng tụ lại và chờ chúng tôi, may mắn là không ai bị đốt nữa. Và chúng tôi cũng xuống núi kịp đúng lúc chiều tà.
***
Sau khi về đến nhà tôi đã tự hứa sẽ quay lại núi Bà Đen, chinh phục cung dễ trước. Và tôi đã thành công ít tuần sau đó. Cảm nhận là leo một đường độc đạo duy nhất, mặc dù dốc, mệt nhưng cảm giác khác hẳn khi bạn đi lạc, ít hoang tưởng hơn, ít hoảng loạn hơn.
PS. Giờ cung Ma Thiên Lãnh dễ đi hơn rồi, mạng 3G ổn định, đã có người vẽ đường trên google map. Nhưng dù vậy, nếu bạn lần đầu tiên khám phá, hãy nhớ bình tĩnh khi đi lạc nhé. Lời khuyên rất hữu ích đấy :)
Lịch trình là chúng tôi hẹn gặp ở bến xe An Sương, đi xe tốc hành về Tây Ninh và đến núi Bà Đen, leo núi cung đường Ma Thiên Lãnh. Chúng tôi sẽ cắm trại một đêm trên đỉnh núi và hôm sau sẽ đi bộ xuống đường ống nước.
Khâu chuẩn bị hoàn toàn chu đáo, dù "plan gấp" chỉ hai ngày. Chuẩn bị gì thì mời xem tiếp sẽ rõ.
Hẹn nhau sáu ba mươi ở bến xe nhưng "kẹt xe Sài Gòn" làm mọi người trễ hẳn một tiếng. Đến đây, tự nhiên nhớ lại vấn nạn giờ dây thun của giới trẻ Việt Nam. Có cả trăm ngàn lý do để "xài dây thun" nhưng trên hết thảy vẫn là tính sai thời gian, và nghĩ người khác cũng "xài dây thun"! Bắt chuyến xe tốc hành về Tây Ninh, những câu chuyện rôm rả của nhóm bạn lâu ngày tụ họp còn đương dở thì xe đã đến trạm. Một chị chung xe tiết lộ với chúng tôi rằng tài xế đã ngủ gật và đã có nhiều pha nguy hiểm nhân lúc y đi xuống rửa mặt. Chúng tôi lè lưỡi vì cứ nghĩ y chạy đúng chất "tốc hành".
Xe trung chuyển chỉ đưa đón khách đến khu vực leo núi đi chùa Bà, chúng tôi phải đi taxi đến Ma Thiên Lãnh, nơi lọt thỏm giữa quần thể ba ngọn núi. Có vài đoàn du khách đang ở Ma Thiên Lãnh. Một nhóm trong số đó có mang lều theo như chúng tôi. Họ ngồi dưới tán cây như đang đợi ai. Vài người có ánh mắt đăm chiêu, nhìn về nơi hơi xa xâm như đang nghĩ ngợi điều gì lung lắm.
Tôi từng nghĩ rằng núi Bà Đen nhỏ xíu, nếu leo nhanh thì không tốn quá nhiều thời gian như các trang mạng hay diễn đàn phượt chia sẻ. Hay việc đi lạc trên núi như cái nhóm sinh viên kia cũng chỉ là điều hy hữu. Tôi đã nhầm. Một loạt những sự kiện xảy ra phía sau giúp tôi thấm thía rằng kinh nghiệm của người khác chia sẻ quý báu biết bao.
Lúc đó khoảng hơn mười giờ, tôi còn nhớ rõ vì khi tôi đề xuất ăn trưa rồi mới xuất phát thì mọi người bảo không ăn còn sớm. Chúng tôi sắp xếp hành lý, mỗi người cõng một ba-lô và xách hai túi ny-lon đồ đạc. Một bác người địa phương nhìn chúng tôi bảo nên mang hết lên vai thì mới rảnh tay leo núi. Chúng tôi chống chế, bác quả quyết: "Môt chút đi sẽ biết". Mớ đồ xách lỉnh kỉnh, ba-lô ai cũng đã đầy ấp nên việc mang hết lên vai là điều không tưởng. Sắp xếp hành lý trước mỗi chuyến hành trình chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bạn muốn mọi thứ phải thật gọn nhưng không thể biết trước món nào sẽ dùng và món nào sẽ trở thành gánh nặng. Việc tưởng tượng ra các hoàn cảnh sử dụng chỉ góp phần thúc đẩy ý nghĩ "sẽ có lúc cần dùng đến" và việc quyết định mang đi những thứ chưa-thật-cần-thiết là điều tất nhiên. Thành ra dù chỉ bốn người nhưng nhóm mang theo lều sáu người, lều hai người, hai chiếu lớn, mười lít nước lọc gồm nhiều chai lít rưỡi và chai nhỏ, hai lít nước hoa quả, một lít sữa, cơm nắm, muối mè, con gà luộc, trứng luộc, rau xà lách, mì gói, trái cây và đủ thứ bánh kẹo. Mỗi người còn đem theo quần áo, những vật dụng cá nhân, áo ấm, áo khoác, vài thứ chưa-thật-cần-thiết như sữa rửa mặt, body spray, đồ bơi, mền, ly thủy tinh. Nói thêm là chỉ mình tôi mang ly thủy tinh vì tôi thích cảm giác sang chảnh khi cầm trên tay cốc cà phê nóng giữa không khí lạnh lẽo hoang vu mà mình tưởng tượng ra trên đỉnh núi, một thú vui tao nhã. :)
Tít trên đỉnh núi có một trạm thu phát sóng nhưng chất lượng sóng di động rất chập chờn, 3G bị giảm chất lượng dịch vụ thành GPRS, GPS không có wifi hay 3G phụ trợ thì còn phải nói, cực kỳ chậm. Phải gần mười phút tôi mới bắt được tín hiệu đầu tiên. Tôi đã nghĩ rằng dựa vào GPS và bản đồ thì có thể nhắm hướng đỉnh núi mà đi, không sợ lạc đường. Thực tế, cách này chỉ áp dụng với những cung đường dễ đi còn với cung có độ khó như Ma Thiên Lãnh thì hầu như chẳng giúp gì. Dựa vào hướng trên bản đồ, chúng tôi bắt đầu leo núi. Mặc dù xách nặng nhưng tâm trí ai cũng phấn khởi, nói cười rôm rả quên cả sự mệt. Trong đoàn chúng tôi, chưa ai từng leo núi Bà Đen cả. Có 2 bạn từng có kinh nghiệm leo núi Gia Lào hay còn gọi là núi Chứa Chan mà bạn nữ vẫn hay vui miệng nói đùa rằng "Chứa Chan là chán chưa, trên núi không có gì hết, leo lên rồi leo xuống". Leo núi Bà Đen không giống leo núi Gia Lào, ngay từ những bước đầu tiên, chúng tôi đã gặp những tảng đá lớn, thấy thấm ngay câu nói của bác người địa phương.
Núi toàn là đá. Đó là nhận định của chúng tôi sau khi leo độ ba mươi phút. Những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo ra vô số hang hóc vô cùng hiểm trở, cây cối như chui ra từ trong những kẹt đá, hốc đá, vặn vẹo, uốn lượn không cây nào thẳng cả. Phía bên dưới nhìn lên thấy cỏ cây và đá chen chúc nghe có vẻ nhộn nhịp và liên tiếp nhưng khi đến gần mới biết có những hố sâu, vực thẩm mà chỉ nhìn thôi cũng đủ làm nguyên đám nản chí. Đường có vẻ còn dài nhưng ba lô và tay xách quá nặng, chúng tôi nhanh chóng khát nước. Tôi đề xuất uống nước ép táo đa phần vì thèm hương vị của nó hơn là khát hay muốn giảm khối lượng vận chuyển. Lít nước hết veo và ba lô tôi lủng lẳng túi rác mới tạo.
Đi được một đoạn, ba bạn kia phát hiện có dây ny-lon đỏ buộc trên các cành cây như một loại ký hiệu dẫn đường. Mọi người bỗng yên tâm hơn và có vẻ thở phào như đã đi đúng hướng. Leo núi với ba lô trên lưng không thôi đã mệt, chúng tôi còn phải vận chuyển 2 cái lều, cái nồi, con gà và xách đồ ăn. Nhớ lại thật ám ảnh. Hôm đó mặc jeans nhé, leo núi thì leo núi, vẫn phải giữ phong cách. Mà không phải chỉ có mình tôi mặc vậy.
Trèo được một đoạn đến khu vực có lá cây chen chúc, bạn nam dẫn đường của nhóm bị ong đốt. Có nguyên một tổ ong nằm ngay dưới tán lá và trên đường đi. Nhớ lại lúc đó cả bọn thật ngu muội, cung Ma Thiên Lãnh là cung cũng nhộn nhịp, làm sao có chuyện tổ ong xuất hiện trên đường đi được. Chúng tôi đã xông khói đuổi ong. Một tai nạn nhỏ xảy ra, lửa bén qua đám lá khô và bùng lên. Lửa đang lan ra rất nhanh. Mùa tháng ba thời tiết hanh, nắng nóng làm lá trên rừng khô đét, cháy phừng phực, tưởng chừng như nếu chúng tôi không hy sinh nước uống dập lửa thì lửa sẽ nhanh chóng bén sang khu vực khác. Thật hú vía.
Giờ cũng chẳng nhớ gì nhiều giai đoạn sau đó, chỉ nhớ là đi thêm một đoạn thì không còn thấy dây buộc đỏ nữa. Đường sá thì cứ chia ba, chia bảy, chúng tôi phải cử hoa tiêu nếu hắn thấy triển vọng thì mọi người mới đi tiếp còn không thì hắn phải quay lại. Đi đã mệt, khiêng đồ rất mệt, giờ thêm vụ hoa tiêu, thật vắt sức. Cũng không nhớ rõ trưa hôm đó ăn gì, chỉ nhớ mệt và đói. Khi cơ thể mệt, đầu óc bắt đầu "làm việc" chăm chỉ hơn về sự hoảng loạn và các kịch bản tồi tệ. Có lúc đi qua tảng đá cạnh vực có một cái áo rách bươm, bao nhiêu câu chuyện được thêu dệt. Nào là nặng quá nên người ta cởi bỏ lại. Nào là tại sao lại là cái áo mà không phải đôi đép. Nào là bộ xương nằm đâu. Giờ nghĩ lại chỉ thấy buồn cười.
Leo với cái ý nghĩ về một nhóm sinh viên bị lạc đến độ phải gọi điện cứu hộ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chúng tôi. Gần ba giờ chiều mà theo định vị GPS của tôi thì đường lên đến đỉnh còn gấp hai lần sáng giờ. (Hỏi đám bạn đã đi được bao nhiêu phần trăm đoạn đường?!!). Ai cũng có vẻ đuối. Núi rừng, càng về chiều càng u ám. Leo đêm chắc chắn không phải là sự lựa chọn của bọn newbies chúng tôi. Sau cuộc hội ý ngắn, cả bọn quyết định quay lại. Hành trình cũng gian truân, vất vả chứ không sung sướng gì, bọn ong khi nãy cũng tụ lại và chờ chúng tôi, may mắn là không ai bị đốt nữa. Và chúng tôi cũng xuống núi kịp đúng lúc chiều tà.
***
Sau khi về đến nhà tôi đã tự hứa sẽ quay lại núi Bà Đen, chinh phục cung dễ trước. Và tôi đã thành công ít tuần sau đó. Cảm nhận là leo một đường độc đạo duy nhất, mặc dù dốc, mệt nhưng cảm giác khác hẳn khi bạn đi lạc, ít hoang tưởng hơn, ít hoảng loạn hơn.
PS. Giờ cung Ma Thiên Lãnh dễ đi hơn rồi, mạng 3G ổn định, đã có người vẽ đường trên google map. Nhưng dù vậy, nếu bạn lần đầu tiên khám phá, hãy nhớ bình tĩnh khi đi lạc nhé. Lời khuyên rất hữu ích đấy :)
Comments
Post a Comment